Rối loạn kinh nguyệt

Theo một thống kê, có khoảng 75% phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt ít nhất 1 lần trong đời. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống tình dục, thậm chí nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Bình thường, chị em có kinh khi đến tuổi dậy thì (9-13 tuổi) và kết thúc ở tuổi mãn kinh (44-55 tuổi). Một vòng kinh dao động 28-30 ngày, lượng máu kinh khoảng 40ml, ngày đầu mất ¾ lượng máu kinh, thời gian hành kinh khoảng 3-5 ngày.

rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt bất thường, lượng máu kinh nhiều hoặc ít, thời gian hành kinh không ổn định…

Chị em có thể nhận biết rối loạn kinh nguyệt như:

  • Chu kỳ kinh bất thường: Gồm các tình trạng chu kỳ kinh ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày.
  • Rong kinh: Là tình trạng máu kinh ra nhiều trong 1 tuần hoặc thời gian kéo dài hơn.
  • Vô kinh: Nhiều bạn gái đến tuổi dậy thì mà vẫn chưa có kinh hoặc đã từng có kinh nhưng bỗng nhiên mất kinh.
  • Lượng máu kinh: Lượng máu kinh có thể ra nhiều hoặc ít, chị em dễ dàng nhận biết qua số lần thay băng vệ sinh.
  • Tính tình thay đổi: Khi bị rối loạn kinh nguyệt, chị em thường có cảm giác khó chịu, dễ cáu gắt, nổi nóng, thậm chí có trường hợp ngất xỉu do máu kinh ra quá nhiều.
  • Dịch âm đạo ra nhiều: Chị em sẽ thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều, có thể kèm theo cục máu đông.
  • Đau bụng kinh: Khi bị rối loạn kinh nguyệt, các bạn nữ thường trải qua những cơn đau bụng kinh, có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội liên tục trong nhiều giờ, nhiều người còn bị choáng ngất.

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

  • Các bạn nữ tuổi dậy thì thường dễ bị rối loạn kinh nguyệt, do hệ thống sinh sản hoạt động chưa ổn định.
  • Áp lực công việc, học tập khiến chị em mệt mỏi, chán nản, từ đó ảnh hưởng đến nội tiết tố, tác động đến quá trình rụng trứng khiến kinh nguyệt không đều.
  • Chị em uống nhiều bia rượu, sử dụng thuốc lá và các chất kích thích khác có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Lạm dụng kháng sinh, thuốc tránh thai, nhất là thuốc tránh thai khẩn cấp…sẽ gây ra một số tác dụng phụ như chậm kinh, kinh đến sớm.
  • Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu cảnh báo chị em có thể đang mắc phải một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, các bệnh tử cung (viêm cổ tử cung, u xơ cổ tử cung…), các bệnh buồng trứng (viêm buồng trứng, đa nang buồng trứng…). Các bệnh phụ khoa trên nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, vô sinh, hiếm muộn.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Thiếu máu: Việc mất máu trong một thời gian dài hoặc ra máu không theo quy tắc của chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn bị thiếu máu. Bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, thở gấp…thậm chí nguy hiểm tính mạng do mất máu quá nhiều.

rối loạn kinh nguyệt

Bệnh ác tính: Kinh nguyệt không đều có thể do bệnh phụ khoa gây ra. Trong đó, u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, polyp tử cung…có thể chuyển thành bệnh ác tính, nguy hiểm tính mạng nếu mắc bệnh ung thư.

Nguy cơ vô sinh: Rối loạn kinh nguyệt, điển hình là việc hành kinh không đều sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, không thể thụ thai, có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn ở nữ giới. Hoặc các bệnh ở tử cung, buồng trứng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản, gây vô sinh.

Suy giảm ham muốn tình dục: Vùng kín luôn trong tình trạng ẩm ướt, khó chịu có thể khiến chị em chán nản, e ngại, không tự tin khi làm chuyện ấy, từ đó gây suy giảm ham muốn tình dục.
Ngoài ra, tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể khiến cơ thể bạn nữ đau nhức, mệt mỏi, sinh hoạt khó khăn, dẫn đến mất ngủ, chán ăn, từ đó ảnh hưởng đến nhan sắc.

Rối loạn kinh nguyệt điều trị như thế nào?

Chị em nên đến các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

– Chị em gặp vấn đề tâm lý, chế độ dinh dưỡng không hợp lý có thể nghỉ ngơi, thay đổi thói quen sinh hoạt. Nhất là các bé gái lần tuổi dậy thì rất dễ trải qua cảm giác lo lắng, e ngại, từ đó dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, các bậc phụ huynh nên ân cần hướng dẫn cách vệ sinh, dùng băng vệ sinh đúng cách.

– Điều trị nội khoa: Những trường hợp chị em bị rối loạn kinh nguyệt có thể do các bệnh phụ khoa, bác sĩ sẽ tư vấn điều trị nội khoa. Thuốc không chỉ tiêu diệt vi khuẩn mà còn có thể giúp cân bằng nội tiết tố, điều hòa lưu thông khí huyết, ổn định chu kỳ kinh nguyệt.

– Điều trị ngoại khoa: Một số bệnh phụ khoa như u xơ cổ tử cung, đa nang buồng trứng…sẽ phải nhờ đến can thiệp ngoại khoa, vừa ổn định lại chu kỳ kinh nguyệt, vừa ngăn ngừa nguy cơ biến chứng ung thư.

Chị em hãy chăm sóc bản thân thật tốt từ bên trong để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu có biểu hiện khác thường, trong đó có rối loạn kinh nguyệt, các bạn có thể gọi tổng đài 02437 152 152 hoặc 0969 668 152 để được tư vấn thêm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *