Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai và tránh thai an toàn

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý đóng vai trò quan trọng đối với người phụ nữ. Nó không chỉ là dấu hiệu phản ánh những tình trạng bất thường về sức khỏe sinh sản mà còn là “công cụ” giúp chị em tính toán được thời điểm mang thai và tránh thai chuẩn xác. Vậy cách tính chu kỳ kinh nguyệt như thế nào? Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để có thai và tránh thai ra sao? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, các bạn hãy cùng tham khảo một số kiến thức bổ ích về “cách tính chu kỳ kinh nguyệt” ngay sau đây.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt chính là sự lặp đi lặp lại của hiện tượng ra máu kinh nguyệt tính từ tháng này sang tháng kế tiếp. Thời gian của chu kì kinh được tính bắt đầu từ ngày đầu ra máu của tháng này cho đến ngày đầu ra máu của tháng kế tiếp.

cách tính chu kỳ kinh nguyệt
cách tính chu kỳ kinh nguyệt chính xác

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bắt đầu diễn ra ở độ tuổi từ 12 – 17 và kết thúc sau thời kỳ mãn kinh (khoảng từ 45 – 55).

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày?

Nhiều người thường cho rằng, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường xảy ra trong khoảng 1 tháng, nghĩa là khoảng 30 ngày. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thời gian kéo dài của chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi người phụ nữ là không giống nhau. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 28 – 32 ngày, tuy nhiên cũng có những trường hợp chu kỳ này lại kéo dài tới 40 – 45 ngày.

Ngoài ra, có không ít trường hợp có kì kinh nguyệt không đều, kì kinh bị rối loạn với những hiện tượng chậm kinh, rong kinh kéo dài… Có thể nói rằng, độ dài của chu kỳ kinh nguyệt tùy thuộc vào cơ địa từng người chứ không phải là do yếu tố thể trạng quyết định.

Chu kỳ kinh nguyệt và thụ thai là hai yếu tố có sự liên quan mật thiết với nhau. Bởi chu kỳ kinh nguyệt đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh trứng và chuẩn bị môi trường trong tử cung để đón trứng đã thụ tinh và mang thai ở nữ giới. Do đó, nếu bạn chăm sóc tốt bản thân trong thời kì kinh nguyệt thì đây cũng là nhân tố quan trọng để người phụ nữ có được một sức khỏe tốt trong cả cuộc đời.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt chuẩn nhất

Hiện tại, có khá nhiều cách tính chu kỳ kinh nguyệt được áp dụng. Dưới đây là phương pháp tính chu kỳ kinh nguyệt đơn giản và dễ dàng mà bất cứ bạn gái nào cũng có thể thực hiện. Tuy nhiên, trước đó, các bạn cần chuẩn bị một cuốn lịch và một cây bút rồi thực hiện theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Các bạn hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách đánh dấu vào ngày “đèn đỏ” xuất hiện. Đây là ngày bắt đầu của chu kỳ kinh nguyệt.

Bước 2: Tiếp tục theo dõi cho tới ngày có “đèn đỏ” tiếp theo và đánh dấu lại. Đây là ngày kết thúc của chu kỳ kinh nguyệt.

Bước 3: Từ bước 1 và bước 2, bạn sẽ có được ngày bắt đầu và ngày kết thúc của chu kỳ kinh, từ đó tính được chu kỳ kinh nguyệt của mình.

Bước 4: Theo dõi liên tục trong vòng 6 tháng, bạn sẽ có thể tính được chu kỳ kinh nguyệt trung bình của mình, từ đó tính được ngày “đèn đỏ” tiếp theo sẽ ghé thăm.

Ví dụ:
Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 1 là ngày: 01/01.
Thời gian bắt đầu kỳ kinh nguyệt lần 2 là ngày: 30/01.
Như vậy, suy ra chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 29 ngày và cô bạn “đèn đỏ” sẽ ghé thăm bạn vào ngày 28/02.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt để thụ thai và tránh thai

Các chuyên gia Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết, mỗi người phụ nữ khi bước vào độ tuổi sinh sản nên trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về chu kỳ kinh nguyệt. Trong đó, cách tình chu kỳ kinh nguyệt cho các bạn gái là yếu tố quan trọng giúp các chị em chủ động hơn trong đời sống tình dục, biết cách phòng tránh thai khi chưa đủ điều kiện hay tính toán thời điểm thụ thai cho xác suất cao.

cách tính chu kỳ kinh nguyệt
tính chu kỳ kinh nguyệt an toàn

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ có thể phân chia thành 3 giai đoạn gồm: Thời kì an toàn tương đối, thời kì nguy hiểm và thời kì an toàn tuyệt đối. Mỗi thời kì có đặc điểm riêng có liên quan đến vấn đề trứng rụng, cụ thể:

Thời kì an toàn tuyệt đối

Đây là thời kì mà nếu bạn quan hệ tình dục thì hầu như không thể mang thai. Thời gian an toàn được tính từ ngày 20 của kì kinh này cho đến trước ngày đầu của kì kinh trong tháng tiếp theo.

Trong thời kì này, khả năng thụ thai thấp vì trứng rụng của những ngày trước đang bị phân hủy chuẩn bị bị đẩy ra ngoài dười hình thức kinh nguyệt. Tuy nhiên điều này không đúng một cách tuyệt đối. Vẫn có trường hợp thụ thai trong thời kì này do trứng rụng không cùng thời điểm nên quá trình phân hủy diễn ra cũng không đồng nhất.

Cách tính này chỉ phù hợp với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, ổn định trong khoảng 28 – 30 ngày. Với những bạn gái có chu kì kinh nguyệt không đều thì tốt nhất không nên áp dụng cách tính này để phòng tránh thai.

Thời kì cực kì nguy hiểm

Thời kì nguy hiểm được tính là thời điểm mà trứng rụng trước 5 ngày hoặc là sau 5 ngày. Cụ thể là nếu bạn có chu kì kinh nguyệt 30 ngày thì ngày trứng rụng thường là ngày 14 hoặc 15. Vậy, với chu kỳ kinh nguyệt đó thì ngày báo động nguy hiểm đối với việc thụ thai sẽ là nằm trong khoảng 10 ngày, từ ngày 9 đến ngày 19.
– Nếu bạn quan hệ trong thời kì này thì nguy cơ mang thai rất cao. Chúng ta cũng có thể nhận biết ra thời kì nguy hiểm này thông qua một số dấu hiệu như bụng dưới đau lâm râm và khí hư ra nhiều hơn bình thường. Nếu bạn chưa muốn mang thai thì cần tránh quan hệ trong những ngày này hoặc nếu quan hệ thì nên áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn.

Thời kì an toàn tương đối

Vì thời kì này mang tính tương đối nên khả năng mang thai vẫn diễn ra. Thời gian an toàn tương đối được tính trong khoảng thời gian từ ngày đầu tiên cho đến ngày thứ 9 của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng. Để đảm bảo an toàn với việc tránh thai thì các bạn không nên quan hệ trong thời kì này.

Lời khuyên của bác sĩ

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt được coi là một trong những biện pháp tránh thai tự nhiên, phổ biến, dễ áp dụng, không cần phương tiện, không tốn kém, có thể áp dụng lâu dài, không hạn chế thời gian và không ảnh hưởng đến sức khỏe bạn gái và khả năng sinh sản.

Tuy nhiên, trên thực tế, phương pháp này thường chỉ đạt hiệu suất khoảng 75% đối với một số trường hợp như phóng noãn mà không có kinh nguyệt, vòng kinh không phóng noãn; hoặc noãn có thể rụng bất cứ lúc nào; hoặc một chu kỳ có thể có nhiều noãn rụng….

Bên cạnh đó, do kinh nguyệt của bạn gái có những dao động thông thường (vài ba ngày) và dao động bất thường (một tuần, nửa tháng) dẫn đến việc tính toán có thể không chính xác. Bởi vậy, nếu trong trường hợp chưa muốn có thai, tốt nhất các bạn gái nên áp dụng các cách tránh thai an toàn hơn như dùng bao cao su hay thuốc tránh thai khi quan hệ tình dục.

Ngoài ra, trong thời kì kinh nguyệt, phần lớn các chị em thường gặp phải các triệu chứng khó chịu như đau lưng, đau bụng dưới, mặt nổi mụn… gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Để ngăn ngừa và làm giảm những triệu chứng này, các chị em nên chú ý những vấn đề sau:

+ Bố trí thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý, không nên làm việc nặng hay những việc gây áp lực cao khiến tâm lý căng thẳng, mệt mỏi.

+ Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê hay thuốc lá. Không ăn, uống những đồ lạnh.

+ Trong trường hợp bị đau bụng dưới thì có thể xoa bóp nhẹ nhàng, chườm khăn ấm lên vùng bị đau

+ Khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết, lượng muối sử dụng ít hơn thường ngày.

+ Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách trong những ngày hành kinh để tránh viễm nhiễm cơ quan sinh dục ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ sau này.

Để tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt, các bạn có thể liên hệ đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội theo đường dây nóng 0969 668 152 hoặc chát trực tuyến qua website để được các chuyên gia tư vấn chi tiết 24/24h.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *