Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những bệnh lý nam khoa khá phổ biết. Tuy không đe dọa và gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng nó lại gây ra nhiều ảnh hưởng tới khả năng sinh lý của phải mạnh. Vậy, giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không? Hãy cùng tìm hiểu thông tin này trong bài viết dưới đây.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng các đám tĩnh mạch bên trong bìu bị giãn,nở rộng một cách bất thường. Và do cấu tạo giải phẫu của tinh hoàn bên trái dài hơn tinh hoàn bên phải nên hiện tượng này thường xảy ra ở bên trái nhiều hơn.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra khi tĩnh mạch không có van hoặc hệ thống van chống trào ngược gặp phải “sự cố”. Điều này khiến cho máu từ dưới tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch chủ chảy ngược lên làm cho tĩnh mạch thừng tình ngày càng nở rộng, gây ứ đọng máu quanh tinh hoàn làm người bệnh cảm thấy đau tức, khó chịu.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh
Cho đến nay, nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, tình trạng này có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân sau:
- Sự tăng lên của nhiệt độ vùng bìu kéo theo sự tăng lên của nhiệt độ tinh hoàn.
- Do cấu tạo bẩm sinh của tĩnh mạch.
- Do sự trào ngược của các chất chuyển hóa ở vùng thượng thận và thận vào tĩnh mạch.
Dấu hiệu của giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạng thừng tinh không có các dấu hiệu rõ ràng và các triệu chứng của bệnh xuất hiện cũng rất mơ hồ nên không dễ để nam giới có thể tự nhận biết mình mắc bệnh. Thậm chí, ngay cả khi thăm khám, các bác sĩ cũng phải dùng nhiều phương pháp chẩn đoán và các xét nghiệm khác nhau như Valsava (thường áp dụng khi bệnh ở cấp độ 1-2) để phát hiện bệnh.
Khi phát triển nghiêm trọng hơn (cấp độ 3), bệnh sẽ xuất hiện một số biểu hiện cụ thể như vùng bìu đau khi ngồi hoặc đứng quá lâu, nhất là khi về chiều và đêm tối. Ngoài ra, ở một số trường hợp, nam giới có thể dùng tay và sờ thấy tĩnh mạch nổi lên phía dưới da bìu. Điều này cũng dễ dàng quan sát thấy bằng mắt thường khi bìu sưng to hơn, các mạch máu dưới da nổi lên rõ rệt.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không?
Đây là câu hỏi thường gặp ở những nam giới trong độ tuổi sinh sản và có những biểu hiện của bệnh. Theo nhiều chuyên gia y tế, giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý nam khoa nguy hiểm. Và khi phát triển tới cấp độ 3, nó có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản của phái mạnh.
Như chúng ta đã biết, vùng bìu luôn phải duy trì một nhiệt độ thích hợp để tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng. Trong đó, ở mức 34.4 oC là lý tưởng nhất còn nếu cao hơn 36.7 oC thì có thể làm suy giảm số lượng và chất lượng của “tinh binh”. Trong khi đó, sự dồn ứ máu do tĩnh mạch thừng tinh bị giãn lại làm gia tăng nhiệt độ của bìu. Điều này khiến cho việc sản xuất “vật chất di truyền” của tinh hoàn ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, sự trào ngược của máu và một số chất chuyển hóa của vùng thượng thận cũng sẽ khiến cho tinh trùng bị “đầu độc”, các dưỡng chất để nuôi dưỡng tinh trùng không được cung cấp thường xuyên. Do đó, sẽ khiến cho chất lương tinh trùng bị suy giảm đáng kể. Từ đó, làm gia tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn cho nam giới.
Tuy nhiên, không phải tất cả những ai bị giãn tĩnh mạch thừng tinh đều sẽ bị vô sinh. Bởi điều này phụ thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh. Do đó, nam giới nên đi khám để có kết luận chính xác và tiến hành điều trị kịp thời.
Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Hiện tại, giãn tĩnh mạch thừng tinh có nhiều cách điều trị khác nhau và được chia thành nhóm các phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp nào thì phải thông qua quá trình thăm khám, kiểm tra của các bác sĩ chuyên khoa tại những cơ sở y tế uy tín, tin cậy.
Thực tế, quá trình điều trị bệnh phải luôn gắn liền với sự theo dõi tình trạng giãn nở của các đám tĩnh mạch bên trong tinh hoàn. Đối với những trường hợp giãn nhẹ và không gây bất thường tới tinh hoàn, thì chỉ cần theo dõi và chưa cần thiết phải can thiệp. Tuy nhiên, nếu bệnh ở mức độ nặng hơn, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để cột, thắt vị trí tĩnh mạch bị giãn. Ngoài ra, còn có một biện pháp khác đó là tiêm chất xơ để ngăn sự giãn của tĩnh mạch.
Trong thời gian điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ và cần chú ý thêm tới một số vấn đề khác, bao gồm:
- Hạn chế vận động mạnh, làm việc nặng hay chơi các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, điền kinh…
- Tránh tắm với nước quá nóng.
- Xây dựng và duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý.
- Khám sức khỏe định kỳ từ 3-6 tháng/ lần.
Trên đây là một số thông tin giúp trả lời câu hỏi giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây vô sinh không mà nhiều anh em còn đang thắc mắc. Và hy vọng với những kiến thức này sẽ giúp phải mạnh chủ động hơn trong việc thăm khám sớm để điều trị bệnh đạt được hiệu quả cao nhất.