Nhắc đến dương vật, ai cũng biết đây là một bộ phận quan trọng thuộc cơ quan sinh sản của nam giới và cùng với đó là nhiệm vụ đưa nước tiểu bài tiết ra khỏi cơ thể. Vậy dương vật có cấu tạo như thế nào để có thể thực hiện được song song hai chức năng trên? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Cấu tạo bên ngoài của dương vật
Dương vật nằm ở vị trí “ngã ba” của cơ thể, dưới rốn trên bìu gồm có 3 phần: gốc, thân và đầu. Phần gốc dương vật nằm ở đáy chậu và được gắn với phần xương. Phần thân có dạng như một ống hình trụ, xốp và có thể cương cứng khi gặp kích thích. Trong khi đó, phần đầu (quy đầu) lại có kích thước lớn hơn thân và là nơi nhạy cảm nhất khi là “điểm nóng” tập trung nhiều giây thần kinh cảm giác.
Bao quy đầu: Là phần da có nhiệm vụ bao bọc và bảo vệ phần đầu của dương vật. Thông thường, trước độ tuổi dậy thì, bao quy đầu thường có xu hướng bao trùm toàn bộ phần “đầu rùa”. Chỉ tới khi dương vật phát triển, lớp da này mới giãn và có thể tự tuột xuống khi “cậu nhỏ” cương cứng, lộ ra quy đầu bên trong. Bao quy đầu nên được vệ sinh hàng ngày sạch sẽ để tránh tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy.
Quy đầu: Là phần đỉnh dương vật và có kích thước to hơn phần thân và trên đỉnh của nó sẽ quan sát thấy lỗ sáo. Đây là điểm cuối cùng của ống niệu đạo, nước tiểu sẽ qua lỗ sáo mà đào thải ra khỏi cơ thể và đây cũng là vị trí mà tinh dịch được phóng ra. Quy đầu ban đầu thường có màu hồng. Theo thời gian và sự phát sinh về quan hệ tình dục mà màu da quy đầu sẽ trở nên đậm màu hơn.
Vành quy đầu: Là phần vành nở ra ở đoạn đáy của quy đầu, tiếp xúc với phần thân thân dương vật. Tại vị trí này thường có một đường chạy bao quanh và được gọi là rãnh quy đầu, phía dưới là cổ dương vật. Ngoài ra, nam giới khi mới trưởng thành thường xuất hiện những hạt nhỏ li ti, xếp hàng chạy dọc theo rãnh quy đầy. Đây chính là “chuỗi hạt ngọc dương vật” và chúng hoàn toàn vô hại.
Dây hãm bao quy đầu: Lật mặt dưới của dương vật lên, sẽ quan sát thấy một niêm mạc nhỏ có hình chữ Y ngược. Đây chính là vị trí của dây hãm bao quy đầu. Khi dương vật cương cứng, dây hãm (phanh) này sẽ căng ra và làm nhiệm vụ giúp cho bao quy đầu không bị tuột xuống quá sâu ở thân dương vật. Ngoài ra, nhờ có nó mà về mặt giải phẫu, phần thân và đầu dương vật mới cùng trục khi cương cứng. Tuy nhiên, dây hãm cũng rất dễ bị đứt nếu quan hệ hoặc thủ dâm quá thô bạo, nhất là đối với những nam giới có dây hãm bị ngắn.
Dấu vết đường rãnh giữu thân dương vật: Lật mặt dưới của dương vật lên và bạn sẽ dễ dàng quan sát thấy một đường rãnh chạy dài từ hậu môn, qua bìu và kéo dài lên thân dương vật. Đây là dấu vết còn sót lại của quá trinh khâu, hàn lại khe rãnh đáy chậu trong quá trình hình thành giới tính của thai thi trong bụng mẹ.
Cấu tạo bên trong của dương vật
Nếu chỉ biết tới phần cấu tạo bên ngoài, thật khó để có thể hiểu tại sao dương vật có thể cương cứng và phóng tinh để làm nhiệm vụ duy trì nòi giống. Bởi chức năng này muốn thực hiện được, là do những cấu tạo hết sức phù hợp ở bên trong của “cậu nhỏ”.
Thể hang: Là hệ thống ống rỗng chạy dọc theo chiều dài và nằm phía trên thân dương vật, bao quanh là những lớp cân trắng và được ngăn cách bởi màng chắn. Bên trong thể hang gồm các mô cương có khả năng co giãn. Nhờ đó, dương vật có thể cương cứng do máu dồn về khi cơ thể tiếp nhận những kích thích tình dục.
Thế xốp: Ngoài thể hang, bên trong dương vật còn có chứa thể xốp. Ít ai biết rằng, phần cuối của ống này chính là quy đầu của dương vật.
Ống niệu đạo: Là con đường mà nước tiểu hay tinh dịch đều phải “thông qua” nếu muốn thoát ra khỏi cơ thể. Khi quan hệ, lối thoát của nước tiểu bị đóng lại và tuyến hành sẽ tiết ra dịch nhờn để làm sạch những dấu vết của nước tiểu còn sót lại. Và cũng chính nhớ chiếc “van” này mà khi xuất tinh, “cửa xả” phía nước tiểu sẽ được đóng và ngược lại. Ống niệu đạo có “điểm cuối” chính là lỗ miệng sáo trên quy đầu.
Ngoài ra, bên trong dương vật còn có hệ thống mạch máu và thần kinh phức tạp giúp cho dương vật có thể cương cứng khi kích thích và xìu xuống khi xuất tinh. Dưới sự xử lý của hệ thống thần kinh tự động này sẽ góp phần kiểm soát sự cương ở nam giới. Những dây thần kinh nối các thể hang, chạy dưới tuyến tiền liệt và nằm ở phía gốc dương vật. Chúng rất dễ gặp phải những tôn thương khi thực hiện giải phẫu vùng chậu. Đây cũng là nguyên nhân lý giải tại sao, dương vật của những nam giới có tổn thương hay chèn ép ở đoạn cột sống thường sẽ không duy trì được khả năng cương cứng hay gặp phải tình trạng rối loạn cương dương, yếu sinh lý….
Qua bài viết trên, có thể thấy rằng, cấu tạo dương vật nam giới thật không hề đơn giản. Và cũng giống như nhiều bộ phận khác, “cậu nhỏ” cũng rất dễ gặp phải tổn thương từ những viêm nhiễm hay do quá trình sinh hoạt tình dục. Chính vì vậy, nam giới hãy đi khám sức khỏe đều đặn 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý có thể gặp phải nhé.