Tràn dịch màng tinh hoàn: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Tràn dịch màng tinh hoàn không chỉ xuất hiện nhiều ở trẻ em mà ngay cả nam giới trưởng thành cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản và nhiều biến chứng khác. Vậy, tràn dịch màng tinh hoàn có dấu hiệu nhận biết và cách điều trị như thế nào? Hãy cũng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây.

Màng tinh hoàn là gì?

Màng tinh hoàn được hình thành do sự trôi xuống của phúc mạc trong quá trình di chuyển của tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu và có cấu tạo bao gồm 2 là có tên gọi: là tạng và lá thành.
Trong đó, lá tạng nằm ở trong, dính sát vào tinh hoàn còn lá thành nằm bao bọc phía bên ngoài. Và giữa hai lớp màng này được ngăn cách bởi một lớp dịch mỏng để giảm ma sát khi tinh hoạt co lên, trượt xuống.

Tràn dịch màng tinh hoàn là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, tràn dịch màng tinh hoàn được hiểu là sự ứ đọng của nước, dịch ở bên trong bìu và có thể xảy ra tại một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Điều này sẽ khiến cho kích thước bìu có sự thay đổi và trở nên to hơn.

Tràn dịch mào tinh hoàn

Tuy nhiên nếu màng tinh hoàn tràn dịch xuất hiện ở nam giới trưởng thành thì đây rất có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như nhiễm trùng đường sinh dục, đường tiết niệu (lậu, giang mai, lao…), suy tim, xơ gan cổ chướng hay thậm chí là cả ung thư.

Dấu hiệu nhận biết tràn dịch màng tinh hoàn

Các dấu hiệu nhận biết của tình trạng màng tinh thường khá đặc trưng và tập trung chủ yếu ở vị trí bìu, tinh hoàn như:

– Đau: Người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội, quặt thắt hoặc các cơn đau có thể dai dẳng, âm ỉ xung quanh vùng bìu và bẹn.

– Bìu sưng to, chảy xệ: Phần da bìu quan sát thấy căng bóng, sưng mọng. Thậm chí soi đèn pin vào ánh sáng có thể dễ dàng xuyên qua, quan sát thấy bóng đục của tinh hoàn.

– Tinh hoàn bất thường: Khi bị tràn dịch màng tinh hoàn, nam giới dùng tay sờ vào sẽ thấy tinh hoàn sưng to và có tình trạng cứng như đá.

Ngoài ra, các bác sĩ có thể căn cứ vào siêu âm để phát hiện tình trạng này. Và nếu kết quả cho thấy lớp dịch này dày hơn 5mm thì nam giới hãy nên chú ý. Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp thực hiện một số xét nghiệm và quan sát màu sắc dịch tràn ra để kịp thời phát hiện nguyên nhân gây bệnh.

Nếu dịch có lẫn mủ, đó có thể là biểu hiện viêm nhiễm do sự tấn công của các vi khuẩn. Còn nếu dịch có màu vàng chanh thì cần cảnh giác với vi khuẩn lao. Và nếu trong dịch có lẫn máu, đó lại là dấu hiệu sang chấn ung thư mà nam giới không thể bỏ qua.

Cách điều trị tràn dịch màng tinh hoàn như thế nào?

Tràn dịch màng tinh hoàn nên được điều trị sớm để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nam giới. Tuy nhiên, cách điều trị như thế nào thì cần căn cứ vào quá trình thăm khám để xác định tình trạng bệnh một cách cụ thể.

Đối với với những trường hợp trẻ em sơ sinh cho đến dưới 2 tuổi có những biểu hiện của tràn dịch màng tinh hoàn, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng. Bởi sau khoảng 18 tháng, đoạn phúc mạc trong ống bẹn sẽ tự đóng kín. Vì vậy, không cần phải can thiệp hay điều trị. Tuy nhiên, nếu sau 2 tuổi, có thể tiến hành mổ nếu lượng dịch chảy xuống và ứ đọng lại quá nhiều.

Còn đối với những nam giới trưởng thành, số người gặp phải tình trạng này không quá phổ biến khi chỉ có khoảng 1% nam giới được cho là có những biểu hiện của bệnh, nhất là những người lớn tuổi. Bởi lớp cơ bụng bị suy yếu nên ống phúc mạc có thể bị hở trở lại và làm cho dịch từ ổ bụng tràn xuống. Cùng với đó là hiện tượng thoát vị bẹn đi kèm. Với những trường hợp này, phẫu thuật để lấy bớt dịch vẫn là phương pháp hiệu quả và phù hợp hơn cả.

Ngoài ra, nếu tràn dịch màng tinh hoàn được xác định là do các bệnh lý gây ra như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn…thì các bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị tương ứng. Đó có thể là dùng thuốc và kết hợp với can thiệp ngoại khoa để cải thiện tình hình. Còn nếu tràn dịch do các nguyên nhân ác tính như ung thư thì hóa trị, xạ trị… là những biện pháp có thể được xem xét và cân nhắc sử dụng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến tràn dịch màng tinh hoàn và các vấn đề liên quan như dấu hiệu nhận biết và cách điều trị. Tin rằng với những chia sẻ này sẽ giúp anh em có cách xử lý kịp thời hơn khi gặp phải, để tránh những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và khả năng sinh sản về sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *