Sùi mào gà có thể lây nhiễm bằng nhiều con đường khác nhau, và tất nhiên không phải cứ quan hệ tình dục mới mắc bệnh sùi mào gà. Đã có không ít chị em phụ nữ vô tình bị mắc sùi mào gà do người chồng không chung thủy, đi “tòm tem” bên ngoài. Và đặc biệt, có những trường hợp phụ nữ đang mang thai phát hiện mình bị mắc sùi mào gà gây ra sự hoảng loạn và sợ hãi. Mẹ bị sùi mào gà khi mang thai có lây cho bé không là thắc mắc của nhiều bà mẹ khi đang có thai mà lỡ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc sùi mào gà không?
Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội có tốc độ lây nhiễm rất nhanh chóng. Hiện nay, tỷ lệ đối tượng mắc bệnh sùi mào gà đang ngày một gia tăng, đặc biệt là ở những người đang trong độ tuổi quan hệ tình dục và sinh sản. Căn bệnh này do một chủng virus gây u nhú ở người có tên là HPV (Human Papaloma Virus) gây ra.
Con đường chủ yếu dẫn đến bệnh sùi mào gà chính là do quan hệ tình dục không an toàn với các đối tượng mắc bệnh. Nhiều chị em phụ nữ khi mang thai có thể phát hiện bản thân mắc bệnh sùi mào gà do bị lây nhiễm trực tiếp từ chồng hoặc bạn tình khi quan hệ tình dục hoặc lây nhiễm gián tiếp do sử dụng chung các vật dụng cá nhân có chứa mầm bệnh của người bệnh.
Bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá lâu, thường phải từ 2 – 9 tháng bệnh mới xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Chính vì điều này khiến cho các chị em không hề biết mình đã bị lây nhiễm bệnh, khi triệu chứng bùng phát cũng nhầm lẫn với các bệnh lý viêm nhiễm khác ở cơ quan sinh dục.
Mẹ bị sùi mào gà khi mang thai có lây cho bé không?
Bất cứ thai phụ nào khi mang thai và bị mắc bệnh sùi mào gà đều lo lắng đến khả năng lây nhiễm mầm bệnh cho trẻ từ trong bụng mẹ. Điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề nguy hiểm, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, thai nhi khi còn ở trong bụng mẹ sẽ không bị sùi mào gà do di truyền từ mẹ sang con, cũng không lây nhiễm qua đường máu từ mẹ mà sẽ lây truyền khi người mẹ sinh thường. Nguyên nhân của tình trạng này là do bệnh sùi mào gà thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục, trong đó có âm hộ, âm đạo của người phụ nữ. Các virus HPV gây bệnh sùi mào gà cũng chủ yếu tập trung tại khu vực này.
Nếu người mẹ mang thai và sinh con bằng phương pháp tự nhiên, trẻ khi đi qua âm đạo, âm hộ sẽ tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh sùi mào gà. Lúc này sức để kháng của trẻ là rất yếu và virus HPV dễ dàng lây nhiễm vào lớp niêm mạc da ngay khi chào đời. Việc bị lây nhiễm virus sùi mào gà từ cơ thể mẹ sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh về da và đường hô hấp. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo các bà mẹ bị mắc sùi mào gà khi mang thai nên chọn phương pháp sinh mổ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cho trẻ.
Mắc sùi mào gà khi mang thai có nguy hiểm không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai sẽ gây ra rất nhiều vấn đề nguy hiểm đối với sức khỏe của thai phụ và sự phát triển của thai nhi, cụ thể:
Đối với người mẹ
- Sùi mào gà khi mang thai có thể gây ra tình trạng bội nhiễm cho thai phụ. Bởi lúc này, sức đề kháng của người phụ nữ rất kém, nếu để tình trạng sùi mào gà diễn ra lâu ngày mà không được chữa trị kịp thời sẽ gây nên các bội nhiễm, tạo điều kiện cho một số căn bệnh xã hội phát triển.
- Việc mắc bệnh sùi mào gà khi mang bầu có thể gây ra tình trạng chảy máu bất thường và khó cầm cho thai phụ. Nếu như không được phát hiện kịp thời dễ dẫn đến tình trạng sinh non, sẩy thai, ảnh hưởng đến tính mạng.
- Nữ giới bị sùi mào gà khi có thai sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, hậu môn. Đặc biệt, sùi mào gà chính là yếu tố khiến cho bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ phát triển mạnh.
Đối với thai nhi
Khi phụ nữ mang thai bị sùi mào gà thì em bé sẽ đối diện với nguy cơ cao của ung thư vòm họng.
Người mẹ bị sùi mào gà khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến cho thai nhi khó có thể hấp thu được các chất dinh dưỡng, từ đó em bé sẽ bị suy dinh dưỡng, còi yếu từ khi còn ở trong bụng mẹ. Việc không hấp thu được chất dinh dưỡng cũng khiến cho trí não của em bé bị ảnh hưởng.
Lời khuyên của bác sĩ
Các bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo, việc nữ giới bị mắc sùi mào gà khi mang thai là một vấn đề hết sức nguy hiểm. Chính vì vậy, các cặp vợ chồng nên có biện pháp phòng tránh cũng như chữa trị bệnh đúng cách trong giai đoạn này để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ. Để làm được điều này, các bạn nên tham khảo những hướng dẫn sau:
- Trước khi mang thai, nếu vợ hay chồng xuất hiện triệu chứng của bệnh sùi mào gà thì nhất định phải kịp thời điều trị và điều trị triệt để.
- Phụ nữ đã mang thai nếu phát hiện mắc sùi mào gà thì nên đến ngay các cơ sở y tế để để thăm khám và điều trị. Việc điều trị bệnh sùi mào gà ở giai đoạn này cần được xem xét cẩn thận và có một số hạn chế. Chính vì vậy, các bạn tuyệt đối không được tự ý áp dụng bất cứ phương pháp chữa trị nào khi chưa thăm khám mà nên nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp.
Trên đây là một số chia sẻ giải đáp cho thắc mắc mẹ bị sùi mào gà khi mang thai có lây cho bé không? Hi vọng qua những thông tin này, các mẹ bầu và các cặp vợ chồng đã biết được cách phòng tránh bệnh cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ, giúp trẻ chào đời khỏe mạnh và an toàn.