Xoắn tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý tuy không phổ biến nhưng nếu chủ quan, không điều trị kịp thời sẽ dẫn tới hoại tử tinh hoàn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của nam giới. Vậy, bệnh lý này do nguyên nhân nào gây ra, có triệu chứng và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin này trong bài viết dưới đây.
Tinh hoàn là bộ phận quan trọng trong hệ thống sinh sản của nam giới khi là nơi dự trữ, sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục ở nam giới. Nó nằm trong một “túi chứa” được gọi là bìu và được cố định bởi hệ thống tĩnh mạch thừng tinh.

Xoắn tinh hoàn là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, xoắn tinh hoàn là tình trạng tinh hoàn bị xoắn lại ở phần cuối của các dây tĩnh mạch thừng tinh. Điều này gây ra sự cản trở quá trình lưu thông máu tới tinh hoàn khiến cho nam giới cảm thấy đau đớn. Và nếu kéo dài, có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn và làm cho tinh hoàn bị hoại tử, nhất là khi tinh hoàn bị xoắn nhiều vòng.

xoắn tinh hoàn
xoắn tinh hoàn

Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn

Thực tế, xoắn tinh hoàn là bệnh lý khá hiếm gặp, và trong số 5000 nam giới mới có 1 người mắc phải. Do đó, rất khó để có kết luận chính xác về nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, xoắn tinh hoàn thường có liên quan đến yếu tố di truyền và thường gặp ở những nam giới có cấu tạo phần mô xung quanh thừng tinh bị lỏng lẻo.

Ngoài ra, chấn thường bìu, lao động quá nặng nhọc, thay đổi nhiệt độ đột ngột…hay sự xuất hiện của những khối u bên trong bìu cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến cho tinh hoàn bị lệch vị trí và xoắn lại.

Triệu chứng xoắn tinh hoàn

Tuy hiếm gặp, nhưng những triệu chứng của xoắn tinh hoàn khá đặc trưng và rất dễ để phát hiện, bao gồm:

  • Bìu chảy xệ, xuất hiện các cơn đau đột ngột, dữ dội.
  • Cơn đau càng nghiêm trọng hơn khi đi tiểu và quan hệ
  • Tinh hoàn nằm ở tư thế bất thường.
  • Tinh hoàn đau khi sờ vào, có sự chênh lệch rõ ràng về kích thước, bên to bên nhỏ.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, có biểu hiện nóng sốt
  •  Nôn mửa.

Xoắn tinh hoàn có nguy hiểm không?

Xoắn tinh hoàn là bệnh lý cần được cấp cứu khẩn cấp bởi nếu lâu sẽ dẫn tới tình trạng tình trạng hoại tử tinh hoàn, thậm chí có thể phải cắt bỏ (nếu để quá 24h kể từ khi phát hiện bệnh).

Ngoài ra, tinh hoàn bị xoắn còn ảnh hưởng nhiều tới quá trình hoạt động của tinh hoàn trong việc sản xuất và dự trữ “tinh binh”, làm chất lượng tinh trùng suy giảm. Điều này có thể dẫn tới chứng vô sinh, hiếm muộn ở nam giới.

Không những vậy, việc tinh hoàn bị tổn thương sẽ khiến cho nam giới đau đớn khi quan hệ tình dục, xuất tinh đau… ảnh hưởng trực tiếp tới ham muốn và khả năng sinh lý. Và nếu không may phải cắt bỏ một phần hoặc hoàn toàn tinh hoàn làm nồng độ hormone testoterol bị suy giảm và sẽ dẫn tới sự rối loạn về giới tính và nhiều vấn đề liên quan khác.

Cách điều trị xoắn tinh hoàn ở nam giới như thế nào?

Hiện nay, xoắn tinh hoàn thường được điều trị thông qua sự can thiệp ngoài khao để tránh những biến chứng nghiêm trọng. Trong đó, thực hiện phẫu thuật để tháo xoắn tinh hoàn là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Phương pháp này ít xâm lấn, không gây đau đớn và có thời gian phục hồi tương đối nhanh. Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ rạch da bìu, tháo xoắn thừng tinh, đưa tinh hoàn vào vị trí ổn định rồi khâu một hoặc cả hai bên tinh hoàn vào bìu để tránh tình trạng bệnh tái phát.

Ngoài ra, dùng tay tháo xoắn cũng là phương pháp mà một số bác sĩ có thể thực hiện nhưng phương pháp này chỉ thích hợp với những trường hợp xoắn nhẹ, không gây nhiều đau đớn.

Tuy nhiên, có một lưu ý rằng, việc tháo xoắn được thực hiện càng sớm càng tốt để khả năng thành công cao hơn. Bởi càng để lâu thì hiệu quả càng giảm. Theo thống kê, nếu thực hiện trước 6 tiếng kể từ khi phát hiện thì tỷ lệ thành công ở mức 90-100%, từ 6 tiếng đến 12 tiếng giảm xuống 50% và nếu để muộn hơn từ 12 đến 24 tiếng, thì hy vọng về một tinh hoàn “nguyên vẹn” chỉ còn là 10%.

Đặc biệt, sau khi thực hiện phẫu thuật, nam giới nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, không làm việc nặng, không quan hệ tình dục. Đừng quên tái khám sau 6 tháng ởi nhiều trường hợp, tinh hoàn có nguy cơ bị teo thứ phát do không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Và nếu phát hiện những triệu chứng xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần đưa bé thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để có phương án điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới chức năng sản xuất tinh trùng và nội tiết tố nam về sau.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến xoắn tinh hoàn và các vấn đề xung quanh nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp cho nam giới có thêm kiến thức cần thiết về bệnh này để có thể xử lý kịp thời nếu không may gặp phải, tránh những ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống và khả năng sinh sản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *