Lịch khám thai định kỳ với các mốc khám thai quan trọng

Người ta vẫn nói mang thai 9 tháng 10 thì sinh con. Tuy nhiên, để “mẹ tròn con vuông” thì trong khoảng thời gian đó, các mẹ bầu cần làm những gì? Ngoài việc giữ gìn sức khỏe, bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi, các mẹ còn phải ghi nhớ lịch khám thai định kỳ. Việc khám thai định kỳ theo các mốc quan trọng sẽ giúp kịp thời phát hiện ra những bất thường về sức khỏe của bé và mẹ qua đó sẽ hạn chế được những tình huống xấu xảy ra.

Lịch khám thai định kỳ là gì?

Mang thai là một trong những việc quan trọng nhất trong cuộc đời của nữ giới. Chính vì vậy mà khi mang thai, chị em luôn mong muốn quá trình này diễn ra suôn sẻ, không gặp phải bất trắc gì. Do đó, để dõi theo từng sự thay đổi, phát triển dù là nhỏ nhất của thai nhi qua từng giai đoạn, các chị em nên thực hiện khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lịch khám thai định kỳ
Khám thai định kỳ theo lịch khám thai

Nhiều bác sĩ khuyên rằng, trong suốt thời gian mang thai, sản phụ nên duy trì khám thai định kỳ đều đặn. Tương ứng với ba giai đoạn của thai kỳ, người mẹ phải được khám thai ít nhất 3 lần. Để đẩy đủ và an tâm hơn, đối với một thai kỳ bình thường, các chị em nên khám thai khoảng 8 lần.

Lịch khám thai định kỳ với các mốc khám thai quan trọng

Các mẹ bầu nên chú ý tới các mốc khám thai định kỳ để thuận tiện cho việc theo dõi và phát hiện những bất thường của thai nhi. Từ đó, có thể đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời với những tình huống xấu nhất. Bà bầu nên chú ý các mốc khám thai quan trọng sau:

– Lịch khám thai lần đầu (Tuần 3 – 4): Sau khi trễ kinh khoảng 1 tuần và thử que lên 2 vạch, bạn nên đi khám thai để kiểm tra thai đã vào trong buồng tử cung chưa, thai được bao nhiêu tuần và đã có tim thai hay chưa. Ở lần khám đầu tiên này, bác sĩ cũng sẽ dựa vào ngày đầu tiên có kinh của chu kỳ kinh cuối cùng để xác định tuổi thai.

– Lần khám thai thứ 2 (Tuần 12 – 13): Tại lần khám này, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và làm một số xét nghiệm tầm soát dị tật cho cả mẹ bầu và bé. Cụ thể, mẹ bầu sẽ được đo độ mờ da gáy kết hợp với làm xét nghiệm double test để xác định dị tật bẩm sinh của thai nhi.

– Lần khám thai thứ 3 (Tuần 16 – 18): Bên cạnh việc siêu âm định kỳ, lần khám thai này cũng là thời điểm thích hợp để làm xét nghiệm sàng lọc Triple test để dự đoán nguy cơ mắc hội chứng down hay những dị dạng nhiễm sắc thể của thai nhi. Phương pháp xét nghiệm này căn cứ vào sự biểu thị của những thông số liên quan đến những chất có trong máu của người mẹ như: chất AFP (loại protein do thai sản xuất), HCG (loại nội tiết do nhau thai sản xuất) và Estriol (loại nội tiết estrogen được nhau thai và thai nhi sản xuất). Qua đó có thể tìm ra các nguy cơ rối loạn bẩm sinh của thai nhi.

– Lần khám thai thứ 4 (Tuần 20 – 22): Những dị tật mà thai nhi có nguy cơ cáo gặp phải như: sứt môi, dị dạng ở các cơ quan như tim, xương..sẽ được phát hiện chính hơn tại mốc khám thai quan trọng này. Do đó, tại lần khám thai này, các bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm 3D hay 4D để theo dõi sự phát triển của thai nhi rõ ràng nhất. Bên cạnh đó, làm các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu cũng được dùng để hỗ trợ việc xác định nguy cơ dị tật của thai nhi.

– Lần khám thai thức 5 (Tuần 26 – 28): Đây là một trong những mốc khám thai quan trọng của lịch khám thai định kỳ. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ bầu tiêm phòng uốn ván lần đầu tiên hoặc là mũi nhắc lại (với trường hợp mang thai lần 2 cách lần thứ nhất dưới 5 năm). Tức là nếu trước đây chị em chưa tiêm phòng uốn ván thì sẽ phải tiêm 2 mũi và cách nhau ít nhất 1 tháng. Mũi thứ 2 phải được tiêm trước khi sinh ít nhất 15 ngày. Để thuận tiện nhất, mũi đầu tiên nên tiêm vào tháng thứ 5 hoặc 6, rồi sau đó 1 tháng tiêm tiếp mũi thứ 2. Với những chị em đã tiêm phòng uốn ván đủ 2 mũi chưa đến 5 năm thì sẽ không cần phải tiêm nữa.

– Lần khám thai thứ 6 (Tuần 31 – 32): Tại lần khám thai này, mẹ bầu cần được siêu âm 4D để xác định lần cuối về dị tật thai nhi và theo dõi doppler động mạch rốn, động mạch não, động mạch tử cung, kết hợp với khám tổng quát cho mẹ bầu, xem xét vị trí ngôi thai để đánh giá, tiên lượng độ phát triển của thai và xác định trường hợp sinh khó hay dễ.

– Lần khám thai thứ 7 (Tuần 35 – 36): Lúc này, siêu âm sẽ giúp kiểm tra trọng lượng thai, nước ối, dây rốn.. Cân nặng của bé cũng được các bác sĩ dự báo ở lần khám này. Ngoài ra, có thể kiểm xem bé có nhận đủ xoy hay không bằng máy Mornitor sản khoa.

Trên đây là các mốc thời gian của lịch khám thai định kỳ chuẩn xác nhất do Bộ Y tế đưa ra và khuyến khích các mẹ bầu thực hiện. Chu kỳ khám thai định kỳ với 8 mốc thời gian tương ứng trên là cách để các mẹ có thể “dõi theo” từng sự phát triển dù là nhỏ nhất của “mầm sống” đang mang trong mình.

Trong quá trình mang thai, ngoài việc thực hiện thăm khám theo thời gian khám thai định kỳ trên, các mẹ bầu cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, chế độ sinh hoạt cũng cân duy trì khoa học, hợp lý nhất.

Mong rằng với những thông tin bổ ích về lịch khám thai định kỳ trong bài sẽ giúp chị em có được chuẩn bị tốt nhất trong mỗi giai đoạn của thai kỳ. Bên cạnh đem đến những hạnh phúc cho các cặp đôi, mang thai cũng tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm. Do vậy, các chị em nên thực hiện khám thai đều đặn để mang lại sự an toàn trong quá trình mang thai nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *