Sùi mào gà khi mang thai là nỗi ác mộng mà không chị em nào mong muốn. Tuy nhiên, thực tế có không ít các mẹ bầu lại gặp phải tình huống éo le này. Ngoài việc lo lắng tới tình trạng sức khỏe của thai nhi, các chị em cũng thường băn khoăn về việc có thể điều trị được sùi mào gà khi đang mang thai được hay không.
Tại sao mang thai lại vẫn có thể bị sùi mào gà? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều chị em. Thực tế, đây là tình trạng không hề hiếm gặp, không chỉ ở giai đoạn mới mang thai mà còn có những trường hợp thai đã to, phát triển khá đầy đủ ở tháng thứ 7, thứ 8.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do việc quan hệ tình dục hoặc dùng chung một số đồ dùng cá nhân như: khăn mặt, bàn chải, khăn tắm… Chị em thường tỏ ra rất bất ngờ khi biết thông tin này bởi trong khi mang thai, họ luôn chung thủy, không có bất cứ mối quan hệ ngoài luồng nào khác. Tuy nhiên, “thủ phạm” chính mang bệnh về nhà rất có thể là các đấng lang quân của họ.
Khi mang bầu, việc “gần gũi”, quan hệ của các cặp vợ chồng ít nhiều bị ảnh hưởng. Do vậy, đối với những quý ông trăng hoa, muốn “đổi gió” thì đây là dịp để “đi tìm của lạ”. Thế nhưng, việc quan hệ tình dục thiếu an toàn với các đối tượng như gái mại dâm sẽ dẫn tới nguy cơ cao lây nhiễm virus HPV gây ra bệnh sùi mào gà. Hơn nữa, loại virus này có thời gian ủ bệnh khá lâu (từ 1-6 tháng) nên khiến cho nhiều quý ông không biết mà vẫn vô tư mang bệnh về nhà cho vợ.
Chính vì thời gian ủ bệnh lâu nên nhiều trường hợp, chị em mang thai ở tháng thứ 6-7 mới thấy xuất hiện những biểu hiện của bệnh như vùng kín ra nhiều khí hư mùi khó chịu, các u nhú trắng mềm mọc thành từng cụm… Tình trạng này dẫn tới nhiều lo lắng và nhiều chị em thường băn khoăn không biết có thể điều trị được không và điều trị như nào để không ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.
Sùi mào gà khi mang thai gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi. Đối với thai nhi là nguy cơ lây nhiễm trực tiếp virus sùi mào gà qua mắt và đường hô hấp khi sinh thường. Bên cạnh đó, khi mang thai là lúc sức đề kháng bị suy giảm, do đó nếu bị sùi mào gà có thể làm tăng nguy cơ làm mắc các viêm nhiễm khác. Đặc biệt, trường hợp thai phụ mắc phải virus HPV chủng 16 và 18 có thể gây ung thư tử cung. Vì vậy, theo dõi và điều trị sùi mào gà khi mang thai là việc hết sức cần thiết và quan trọng.
Thực tế, không phải là không có cách để điều trị sùi mào gà khi mang thai. Tuy nhiên, chị em nên tìm tới các bác sĩ để lựa chọn những phương pháp an toàn, không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Dựa vào trình độ chuyên môn của mình, sau quá trình thăm khám, các bác sĩ sẽ kết luận tình trạng bệnh và từ đó đưa ra phương pháp điều trị phụ hợp nhất.
Thông thường, đối với những trường hợp mắc sùi mào gà khi mang thai, các sĩ sẽ không áp dụng các phương pháp đốt bằng điện, laser hay áp lạnh mà hướng điều trị chủ yếu là tầm soát bệnh bằng những phương pháp khác. Đó có thể là kích thích hệ miễn dịch trong cơ thể để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể thai phụ, ức chế sự phát triển của virus HPV. Từ đó, làm giảm những ảnh hưởng xấu do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ chăm sóc, theo dõi kỹ tình trạng và diễn biến của bệnh cho tới khi sinh để các mẹ có thể yên tâm hơn.
Những trường hợp phát hiện sùi mào gà ở nhũng tháng cuối thai kỳ hay gần sát ngày sinh, chị em cũng không nên hoang mang. Các bác sĩ khuyên rằng, đối với các trường hợp này, nên sinh mổ để bé tránh tiếp xúc các virus gây bệnh bên trong âm đạo, tử cung của người mẹ. Bên cạnh đó, sau khi sinh khoảng 2 tháng, khi cơ thể dần phục hồi, chị em có thể tiến hành điều trị bệnh sùi mào gà để tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Để không gặp phải tình trạng bị sùi mào gà khi mang thai, cần tới ý thức và sự hợp tác của vợ và chồng. Trước khi mang thai, nếu thấy xuất hiện bất cứ triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh thì cần phải thăm khám và điều trị ngày. Sau khi điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì cần tái khám để theo dõi (trong vòng 3-6 tháng). Và chỉ khi xác định được không còn bất cứ dấu hiệu gì của bệnh mới nên có thai.
Đối với các quý ông, trong quá trình vợ mang thai, không nên coi đó là “cơ hội” để tìm kiếm những “của lạ” khác mà nên ở bên cạnh, quan tâm chăm sóc người bạn đời của mình. Tránh tình trạng vì quan hệ lung tung mà mang bệnh về nhà, ảnh hưởng tới sức khỏe cho vợ con.
Trường hợp nếu như không may mắc sùi mào gà khi mang thai, các mẹ bầu không nên quá lo lắng mà nôn nóng sử dụng các loại thuốc hay phương pháp truyền miệng như đắp lá, xông lá..để điều trị bệnh. Điều này hoàn toàn có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng và ảnh hưởng tới thai nhi nhiều hơn. Tốt hơn cả, nên nhờ tới sự tư vấn của các bác sĩ để có phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả nhất.
Ở một thành phố lớn như Hà Nội có tới Hàng trăm bệnh viện, phòng khám nam khoa lớn nhỏ.…
Đời sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được quan tâm. Để…
Đời sống con người ngày càng phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng được quan tâm. Để…
Dấu hiệu của bệnh phụ khoa ở phụ nữ có thể cảnh báo bạn bị đau khi quan hệ tình dục, kinh…
Liệt dương là “cơn ác mộng” của bất cứ người đàn ông nào, chứng bệnh này đang có dấu hiệu…