Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng bạn nên nắm được

Xét nghiệm máu cho chúng ta biết tổng hợp nhiều thông số khác nhau, cũng như nhiều thông tin liên quan đến sức khỏe. Dù không phải là người có chuyên môn nhưng chắc hẳn nhiều người vẫn tò mò thông tin về các chỉ số xét nghiệm máu.

Các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng

Nói về vấn đề này, các chuyên gia tại Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội cho biết, các chỉ số xét nghiệm máu bao gồm nhiều chỉ số khác nhau, tùy thuộc từng xét nhiệm mà các chỉ số có thể thay đổi khác nhau. Tuy nhiên các chỉ số xét nghiệm máu thường bao gồm các chỉ số sau:

Số lượng bạch cầu

Bạch cầu là một thành phần trong máu giúp cơ thể chống lại các vật thể lạ có trong máu, các nhiễm khuẩn, do đó chúng còn được gọi là tế bào miễn dịch. Số lượng bạch cầu trong máu có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hệ miễn dịch trong cơ thể người.

các chỉ số xét nghiệm máu quan trọng

Khi làm xét nghiệm máu, chỉ số xét nghiệm máu bạch cầu cho chúng ta biết số lượng các loại bạch cầu trong một lít máu là bao nhiêu. Nếu như số lượng bạch cầu tăng quá cao chứng tỏ cơ thể đang có dấu hiệu viêm nhiễm, bệnh máu ác tính, các bệnh về bạch cầu,…Nếu như số lượng bạch cầu quá giảm thấp có thể bạn đang bị thiếu hụt vitamin B12, nhiễm khuẩn

Xem thêm:

Cách đọc kết quả xét nghiệm máu

xét nghiệm máu thời gian nào tốt nhất

Số lượng hồng cầu RBC

Hồng cầu là một thành phần quan trọng trong máu, có tác dụng chuyên chở oxy và CO2 trong máu. Số lượng hồng cầu trong máu bình thường ở nam giới là5,2 ± 0,3 G/ML, ở nữ giới: 4,7 ± 0,3 G/ML. Tuy nhiên, số lượng hồng cầu cũng có thể tăng lên sau khi ăn hoặc vào mùa lạnh, khi lao động nặng. Ở trẻ sơ sinh, lượng hồng cầu sẽ cao trong vòng 1-2 tuần đầu.

Ở nữ giới hồng cầu có xu hướng giảm khi chị em có kinh nguyệt. Ngoài ra, hồng cầu giảm cũng có thể do uống nhiều nước, khi ở trạng thái chảy máu nhiều, thiếu máu.

Lượng huyết sắc tố Hb

Huyết sắc tố cũng là một thành phần quan trọng trong tế bào máu, đây cũng là chỉ số được cung cấp khi làm xét nghiệm máu. Chỉ số huyết sắc tố khi làm xét nghiệm máu cho thấy chúng ta có đang mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, phổi, các phản ứng máu tan hay không.

Thông thường thì lượng huyết sắc tố có sự khác nhau về giới tính, ở nam giới chúng chỉ giao động từ 13 đến 17,2 g/dL. Ở nữ là 12,1 đến 15,1 g/dL. Nếu nồng độ huyết sắc tố ở nam cao hơn 17,2 g/dL và ở nữ cao hơn 16 g/dL thì người đó đang có mức huyết sắc tố cao.

Nếu nồng độ huyết sắc tố ở nam dưới mức 13,5 gram/dl, và ở nữ dưới 12 gram/dl thì người đó đang có hàm lượng huyết sắc tố thấp. Ở trẻ em, ngưỡng cao thấp của huyết sắc tố sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi và giới tính.

Khối hồng cầu HCT

Chỉ số khối hồng cầu trong xét nghiệm máu có giá trị trong việc tầm soát các chứng mất máu cấp, thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn tĩnh mạch thực quản,… Chỉ số khối hồng cầu với nam là 39-49% và nữ là 33-43%, thì tình trạng này là bị tăng trong các rối loạn dị ứng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh mạch vành, giảm trong mất máu…

Thể tích trung bình hồng cầu MCV

Nếu thể tích trung bình của một hồng cầu có chỉ số tương ứng là 85-95 fL, nếu chỉ số thể tích trung bình hồng cầu trong xét nghiệm máu tăng chứng tỏ, người bệnh dang bị thiếu hụt vitamin B12, thiếu acid folic, bệnh gan, hội chứng thalassemia, suy thận mạn tính, nhiễm độc chì.

Số lượng tiểu cầu PLT

Tiểu cầu là một loại tế bào quan trọng trong máu có chức năng cầm máu bằng cách làm máu vón cục và đông lại khi mạch máu bị thương, do đó, chúng có chức năng chính là góp phần vào việc cầm máu. Nếu số lượng tiểu cầu là 150-450 Giga/L, tình trạng thể hiện tăng trong những rối loạn tăng sinh tuỷ xương

Còn số lượng tiểu cầu trong máu giảm trong là do tình trạng ức chế hoặc thay thế tuỷ xương, các chất hoá trị liệu; sự đông máu trong lòng mạch rải rác, sốt Dengue, ban xuất huyết sau truyền máu…

Dù kết quả của chỉ số xét nghiệm máu cho thấy tiểu cầu tăng hay giảm thì cũng đều không bình thường. Cần phải có sự chẩn đoán từ bác sĩ để có lời khuyên thích hợp.

Tỷ lệ % bạch cầu lympho

Giá trị bình thường nằm trong khoảng từ 20 đến 25%, nếu như lympho giảm là do tình trạng nhiễm HIV/AIDS, Lao, các ung thư. Còn chỉ số này tăng là do nhiễm khuẩn mạn, chứng tăng bạch cầu đơn nhân, bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng…

Tỷ lệ % bạch cầu mono

Tỷ lệ này có chỉ số 4-8%, nếu là tăng là do các trường hợp nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm khuẩn… Giảm trong các trường hợp thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho.

Số lượng bạch cầu lympho

Kết quả chỉ số là từ 0,6-3,4 Giga/ L tăng trong nhiễm khuẩn mạn bệnh Hodgkin, viêm loét đại tràng, suy tuyến thượng thận… Giảm trong hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS, các rối loạn thần kinh…

Số lượng bạch cầu mono

Chỉ số kết quả là 0,0-0,9 Giga/ L, thì ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm máu này tăng trong các bệnh nhiễm virus, nhiễm ký sinh trùng, các khối u…Giảm trong thiếu máu do bất sản, bệnh bạch cầu dòng lympho, sử dụng glucocorticoid.

Số lượng bạch cầu ái toan EOS#

Lượng bạch cầu EOS# là từ 0,0-0,7 Giga/ L tăng trong dị ứng, nhiễm ký sinh trùng, các phản ứng thuốc, viêm mũi ưa bạch cầu ái toan… Giảm trong sử dụng các loại thuốc corticosteroid.

Trên đây là các chỉ số xét nghiệm máu mà chúng ta cần biết, các chỉ số này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình trạng sức khỏe. Và các chỉ số này chỉ đúng khi chúng ta lấy máu đúng thời điểm, đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *